Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ nghĩ ngay tới việc dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bé sốt nhẹ trước khi dùng thuốc viên, mẹ hãy thử qua những cách hạ sốt theo dân gian dưới đây nhé!
1. Đắp chanh tươi
Đây là phương pháp áp dụng cho những trẻ bị sốt từ 38 độ và cần phải hạ sốt nhanh. Cách hạ sốt này rất đơn giản, mẹ cắt chanh thành những lát mỏng, đắp lên trán, khủy tay, chân và dọc sống lưng để trẻ nhanh hạ sốt.

Mẹ nên lưu ý, không nên đắp chanh lên vùng da bị xước, tổn thương vì có thể khiến bé bị ngứa và xót nhé.
2. Cho trẻ uống nước rau húng quế
Rau húng quế không chỉ là rau thơm ăn kèm với nhiều món ngon mà còn là vị thuốc quý trong Đông y với tác dụng an thần, giảm strees, cảm sốt, trầm cảm hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Đun sôi 20 lá rau húng quế + 1 thìa cafe gừng băm + 200ml nước. Đun tới khi chỉ còn 1 bát nước nhỏ, cho thêm chút mật ong, đảo đều, tắt bếp. Sau đó, cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/ngày. Uống liên tục như vậy trong 3 ngày, triệu trứng cảm sốt của trẻ sẽ nhanh chóng chấm dứt.
3. Khoai tây
Cách hạ sốt bằng khoai tây có thể khiến mẹ ngạc nhiên vì chúng rất hiệu quả mà lại đơn giản. Mẹ chỉ cần thái khoai tây thành những lát mỏng, sau đó ngâm trong giấm 10 phút và đắp lên trán + 1 chiếc khăn lên trên. Khoảng 20 phút sau mẹ bỏ khoai tây ra khỏi trán của trẻ và sẽ thấy hiệu quả tức thì.
4. Lòng trắng trứng
Với những trẻ dưới 1 tuổi, áp dụng cách này rất hiệu quả và an toàn.mẹ chỉ cần ngâm tất của bé trong lòng trắng trứng và xỏ chúng vào chân. Tất khô bạn lại lặp lại quy trình. Làm liên tục khoảng 10 lần, mẹ sẽ thấy bé hạ sốt nhanh chóng từ 10 phút – 1 tiếng.
5. Hạ sốt với dưa chuột
Với trẻ sốt trong thời kỳ mọc răng từ 6 tháng trở đi, dưa chuột chính là giải pháp giảm đau sốt hiệu quả nhất.

Cách làm rất đơn giản, mẹ chọn dưa chuột non (không hạt là tốt nhất), sau đó lấy một nửa quả, cắt gọt thành hình ti giả (phần đầu ti bỏ vỏ, gọt nhỏ bằng đầu ti giả, phần tay cầm để nguyên vỏ) và đưa cho bé gặm. Dưa chuột sẽ làm mát nhẹ phần lợi bị sưng, giúp bé mau hạ sốt nhanh chóng.
6. Hành tây quấn cườm tay trái
Dưới cổ tay trái có các huyệt đạo và đường gân, khi đắp hành tây vào đó sẽ khiến cơ thể giải nhiệt nhanh chóng. Cách làm như sau, mẹ dùng khăn màn hoặc khăn xô lớn của trẻ bọc 1/4 củ hành tây (thái nhuyễn) và đắp vào tay trái. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.
7. Đắp lá diếp cá, lá bỏng, hoặc ngải cứu
Đây đều là các vị thuốc trong Đông y có tác dụng giải cảm, giúp lưu thông máu. Mẹ chỉ cần giã nhỏ một trong các loại lá đó và đắp lên trán trẻ, dùng miếng vải bọc lại.

Để khoảng nửa tiếng bỏ ra, lấy nước ấm lau sạch trán. Cách làm này giúp trẻ nhanh hạ nhiệt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Áp dụng được cho trẻ sơ sinh.
8. Chườm trán bằng lá na
Theo Đông y, quả na là một loại quả chữa bệnh tuyệt vời. Nếu ruột na có vị ngọt, chua, tính ấm, tác dụng tiêu đờm; hạt na thanh can, giải nhiệt, sát trùng thì lá na có tác dụng trong việc trị sốt rét lâu ngày, rất thích hợp trong việc điều trị cảm sốt ở trẻ.
Mẹ chỉ cần giã lá na, quấn vào một chiếc khăn xô và chườm trán cho bé nhiều lần tới khi bé hạ sốt thì thôi.
9. Uống nước cỏ nhọ nồi
Mẹ đem cỏ nhọ nồi đi ngâm và rửa sạch bùn đất, sau đó ngâm bằng nước muối cho sạch. Tiếp tục cho vào nồi đun sôi, để nguội, vớt ra giã nát và lọc lấy nước cho bé uống.

Mỗi lần bé uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước, phần bã giã nát và cho vào khăn xô để chườm mát phần trán, nách, bẹn và gan bàn chân cho bé nhanh hạ nhiệt.
10. Hạ sốt với tỏi
Tỏi là gia vị có mùi vị khá “kén” người, vì vậy, phương pháp này chỉ thích hợp với trẻ trên 10 tuổi mẹ nhé. Cách làm rất đơn giản, mẹ băm nhuyễn vài tép tỏi và cho vào ly nước nóng, khoảng 10 , phút thì lọc bỏ bã và cho bé uống. Tỏi sẽ đẩy lùi bệnh cảm cúm, kháng khuẩn, chữa viêm nhiễm.
Lưu ý những phương pháp trên chỉ áp dụng với những trẻ sốt nhẹ, trường hợp trẻ sốt cao cần nhanh chóng dùng thuốc hạ sốt và mang trẻ đi bệnh viện ngay nếu có triệu chứng co giật. Khi trẻ sốt mẹ không nên ủ ấm trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước, ăn các thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa…
Đọc thêm:
Chấn động: Kháng sinh “vô tác dụng” với 90% trường hợp chữa ho cho trẻ sơ sinh
Trị táo bón cho trẻ bằng lá hẹ đơn giản tại nhà, mẹ nên biết
Ứng dụng Công nghệ Phytosome điều trị táo bón cho trẻ cùng Royal Kids
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón, khó đi ngoài phải làm sao?